Làm thủ tục hải quan là một trong những khâu quan trọng nhất trong quá trình xuất nhập khẩu.
Hiểu rõ được vai trò của hoạt động khai báo hải quan, thủ tục thông quan hàng hoá, Hưng Phát đã không ngừng cải tiến, ngày càng trở nên hoàn thiện. Nhờ vậy, Hưng Phát luôn cam kết đáp ứng tối đa nhu cầu của doanh nghiệp, góp phần không nhỏ trong thành công của những chuyến hàng.
Dịch vụ khai báo thủ tục hải quan của Hưng Phát dành cho các hoạt động:
+ Xuất nhập khẩu kinh doanh
+ Xuất nhập khẩu gia công
+ Xuất nhập khẩu sản xuất, xuất khẩu
+ Xuất nhập khẩu tại chỗ
+ Tạm xuất tái nhập, tạm nhập tái xuất
+ Xuất nhập khẩu đổ vốn gọi vốn, có thuế, miễn thuế
1. Làm thủ tục hải quan hàng hóa dành cho nhập khẩu
Dưới đây là các bước cần thực hiện khi làm thủ tục hải quan hàng hóa dành cho nhập khẩu. Tuy vậy, sẽ có một vài điểm khác biệt trong quá trình làm với những loại hàng hoá, sản phẩm đặc thù.
Để nắm bắt chính xác, chi tiết các công việc cần làm, bạn có thể tìm hiểu trước một cách kỹ càng, liên hệ với cơ quan hải quan hoặc nhờ sự tư vấn của Hưng Phát
1.1. Chuẩn bị: Tập hợp các chứng từ sau để khai hải quan:
+ Giấy được phép nhập khẩu (nếu hàng hóa cần có giấy phép khi nhập khẩu)
+ Hóa đơn bán hàng
+ Danh sách những thứ cần mang theo
+ Vận đơn là chứng từ mô tả nội dung của một lô hàng.
+ Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa C/O
+ Phytosanitary (giấy chứng thư hun trùng) và Fumigation (giấy kiểm dịch) – nếu có
+ COA giấy chứng nhận phân tích
+ CQ giấy chứng nhận chất lượng bằng tiếng Anh (Nếu có)
1.2. Các bước tiến hành
Bước 1: Khai thông tin nhập khẩu (IDA):
Người khai hải quan khai các thông tin nhập khẩu bằng nghiệp vụ IDA trước khi đăng ký tờ khai nhập khẩu.
Khi đã khai đầy đủ các chỉ tiêu trên màn hình IDA (133 chỉ tiêu), người khai hải quan gửi đến hệ thống VNACCS, hệ thống sẽ tự động cấp số, tự động xuất ra các chỉ tiêu liên quan đến thuế suất, tên tương ứng với các mã nhập vào (ví dụ: tên nước nhập khẩu tương ứng với mã nước, tên đơn vị nhập khẩu tương ứng với mã số doanh nghiệp…), tự động tính toán các chỉ tiêu liên quan đến trị giá, thuế…
Sau đó, hệ thống sẽ phản hồi lại cho người khai hải quan tại màn hình đăng ký tờ khai – IDC.
Khi hệ thống cấp số thì bản khai thông tin nhập khẩu IDA được lưu trên hệ thống VNACCS.
Bước 2: Đăng ký tờ khai nhập khẩu (IDC):
Khi nhận được màn hình đăng ký tờ khai (IDC) do hệ thống phản hồi, người khai hải quan kiểm tra các thông tin đã khai báo, các thông tin do hệ thống tự động xuất ra, tính toán. Nếu khẳng định các thông tin là chính xác thì gửi đến hệ thống để đăng ký tờ khai.
Trường hợp sau khi kiểm tra, người khai hải quan phát hiện có những thông tin khai báo không chính xác, cần sửa đổi thì phải sử dụng nghiệp vụ IDB gọi lại màn hình khai thông tin nhập khẩu (IDA) để sửa các thông tin cần thiết và thực hiện các công việc như đã hướng dẫn ở trên.
Bước 3: Kiểm tra điều kiện đăng ký tờ khai:
Trước khi cho phép đăng ký tờ khai, hệ thống sẽ tự động kiểm tra Danh sách doanh nghiệp không đủ điều kiện đăng ký tờ khai (doanh nghiệp có nợ quá hạn quá 90 ngày, doanh nghiệp tạm dừng hoạt động, giải thể, phá sản…).
Nếu doanh nghiệp thuộc danh sách nêu trên thì không được đăng ký tờ khai và hệ thống sẽ phản hồi lại cho người khai hải quan biết. Trường hợp đủ điều kiện, doanh nghiệp tiến hành các bước tiếp theo.
Bước 4: Phân luồng, kiểm tra, thông quan: Khi tờ khai đã được đăng ký, hệ thống tự động phân luồng, gồm 3 luồng xanh, vàng, đỏ.
Đối với các tờ khai thuộc luồng xanh
Trường hợp số thuế phải nộp bằng 0:
Hệ thống tự động cấp phép thông quan (trong thời gian dự kiến 03 giây) và xuất ra cho người khai “Quyết định thông quan hàng hóa nhập khẩu”.
Trường hợp số thuế phải nộp khác 0:
Trường hợp đã khai báo nộp thuế bằng hạn mức hoặc thực hiện bảo lãnh (chung, riêng): Hệ thống tự động kiểm tra các chỉ tiêu khai báo liên quan đến hạn mức, bảo lãnh.
+ Nếu số tiền hạn mức hoặc bảo lãnh lớn hơn hoặc bằng số thuế phải nộp, hệ thống sẽ xuất ra cho người khai “chứng từ ghi số thuế phải thu” và “Quyết định thông quan hàng hóa nhập khẩu”.
Nếu số tiền hạn mức hoặc bảo lãnh nhỏ hơn số thuế phải nộp, hệ thống sẽ báo lỗi.
+ Trường hợp khai báo nộp thuế ngay (chuyển khoản, nộp tiền mặt tại cơ quan hải quan…): Hệ thống xuất ra cho người khai “Chứng từ ghi số thuế phải thu”.
Khi người khai hải quan đã thực hiện nộp thuế, phí, lệ phí và hệ thống VNACCS đã nhận thông tin về việc nộp thuế, phí, lệ phí thì hệ thống xuất ra “Quyết định thông quan hàng hóa”.
Cuối ngày hệ thống VNACCS tập hợp toàn bộ tờ khai luồng xanh đã được thông quan chuyển sang hệ thống VCIS.
Đối với các tờ khai luồng vàng, đỏ: Hệ thống chuyển dữ liệu tờ khai luồng vàng, đỏ online từ VNACCS sang Vcis
Đối với các tờ khai thuộc luồng vàng và đỏ thì sau khi cơ quan hải quan thực hiện các thao tác gồm kiểm tra, xử lý tờ khai trên màn hình của hệ thống VCIS, sử dụng các nghiệp vụ CKO hoặc CEA để hoàn thành/hướng dẫn thì người khai hải quan cần thực hiện tiếp các bước sau:
+ Nhận phản hồi của hệ thống về kết quả phân luồng, địa điểm, hình thức, mức độ kiểm tra thực tế hàng hoá;
+ Nộp hồ sơ giấy để cơ quan hải quan kiểm tra chi tiết hồ sơ; chuẩn bị các điều kiện để kiểm thực tế hàng hoá;
+ Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về thuế, phí, lệ phí (nếu có).
Bước 5: Khai, sửa đổi, bổ sung trong thông quan
Hệ thống cho phép khai sửa đổi, bổ sung trong thông quan từ sau khi đăng ký tờ khai đến trước khi thông quan hàng hoá.
Để thực hiện khai bổ sung trong thông quan, người khai hải quan sử dụng nghiệp vụ IDD gọi ra màn hình khai thông tin sửa đổi bổ sung được hiển thị toàn bộ thông tin tờ khai nhập khẩu (IDA). Trong trường hợp khai sửa đổi, bổ sung lần đầu, hoặc hiển thị thông tin khai nhập khẩu sửa đổi cập nhật nhất (IDA01) trong trường hợp khai sửa đổi, bổ sung từ lần thứ 2 trở đi.
2. Làm thủ tục hải quan hàng hóa dành cho xuất khẩu
2.1. Sơ bộ về thủ tục hải quan hàng hoá cho xuất khẩu
Các bước làm thủ tục hải quan dành cho xuất khẩu cũng khá tương đồng so với khi bạn nhập khẩu hàng hoá. Cụ thể để tiến hành các thủ tục hải quan khi xuất khẩu hàng hoá, quý doanh nghiệp cần thực hiện theo những bước sau.
2.2. Các bước tiến hành
Bước 1: Khai thông tin xuất khẩu (EDA)
Người khai hải quan khai các thông tin xuất khẩu bằng nghiệp vụ EDA trước khi đăng ký tờ khai xuất khẩu.
Khi đã khai đầy đủ các chỉ tiêu trên màn hình EDA (109 chỉ tiêu), người khai hải quan gửi đến hệ thống VNACCS, hệ thống sẽ tự động cấp số, tự động xuất ra các chỉ tiêu liên quan đến thuế suất, tên tương ứng với các mã nhập vào (ví dụ: tên nước nhập khẩu tương ứng với mã nước, tên đơn vị xuất khẩu tương ứng với mã số doanh nghiệp…), tự động tính toán các chỉ tiêu liên quan đến trị giá, thuế…
Sau đó, hệ thống sẽ phản hồi lại cho người khai hải quan tại màn hình đăng ký tờ khai – EDC.
Khi hệ thống cấp số thì bản khai thông tin xuất khẩu EDA được lưu trên hệ thống VNACCS.
Bước 2: Đăng ký tờ khai xuất khẩu (EDC)
Khi nhận được màn hình đăng ký tờ khai (EDC) do hệ thống phản hồi, người khai hải quan kiểm tra các thông tin đã khai báo, các thông tin do hệ thống tự động xuất ra, tính toán.
Nếu người khai hải quan khẳng định các thông tin là chính xác thì gửi đến hệ thống để đăng ký tờ khai.
Trường hợp sau khi kiểm tra, người khai hải quan phát hiện có những thông tin khai báo không chính xác, cần sửa đổi thì phải sử dụng nghiệp vụ EDB gọi lại màn hình khai thông tin xuất khẩu (EDA) để sửa các thông tin cần thiết và thực hiện các công việc như đã hướng dẫn ở trên.
Bước 3: Kiểm tra điều kiện đăng ký tờ khai
Trước khi cho phép đăng ký tờ khai, hệ thống sẽ tự động kiểm tra Danh sách doanh nghiệp không đủ điều kiện đăng ký tờ khai (doanh nghiệp có nợ quá hạn quá 90 ngày, doanh nghiệp tạm dừng hoạt động, giải thể, phá sản…).
Nếu doanh nghiệp thuộc danh sách nêu trên thì không được đăng ký tờ khai và hệ thống sẽ phản hồi lại cho người khai hải quan biết.
Bước 4: Phân luồng, kiểm tra, thông quan:
Khi tờ khai đã được đăng ký, hệ thống tự động phân luồng, gồm 3 luồng xanh, vàng, đỏ
Đối với các tờ khai luồng xanh
Trường hợp số thuế phải nộp bằng 0:
Hệ thống tự động cấp phép thông quan (trong thời gian dự kiến 03 giây) và xuất ra cho người khai “Quyết định thông quan hàng hóa”.
Trường hợp số thuế phải nộp khác 0:
+ Trường hợp đã khai báo nộp thuế bằng hạn mức hoặc thực hiện bảo lãnh (chung, riêng): Hệ thống tự động kiểm tra các chỉ tiêu khai báo liên quan đến hạn mức, bảo lãnh, nếu số tiền hạn mức hoặc bảo lãnh lớn hơn hoặc bằng số thuế phải nộp.
Sau đó, hệ thống sẽ xuất ra cho người khai “chứng từ ghi số thuế phải thu” và “Quyết định thông quan hàng hóa”. Nếu số tiền hạn mức hoặc bảo lãnh nhỏ hơn số thuế phải nộp, hệ thống sẽ báo lỗi.
+ Trường hợp khai báo nộp thuế ngay (chuyển khoản, nộp tiền mặt tại cơ quan hải quan….): Hệ thống xuất ra cho người khai “chứng từ ghi số thuế phải thu.
Khi người khai hải quan đã thực hiện nộp thuế, phí, lệ phí và hệ thống VNACCS đã nhận thông tin về việc nộp thuế phí, lệ phí thì hệ thống xuất ra “Quyết định thông quan hàng hóa”.
Cuối ngày hệ thống tập hợp toàn bộ tờ khai luồng xanh chuyển sang VCIS.
Đối với các tờ khai luồng vàng, đỏ:
Hệ thống chuyển dữ liệu tờ khai luồng vàng, đỏ online từ VNACCS sang Vcis.
Lúc này, cơ quan hải quan sẽ thực hiện kiểm tra, xử lý tờ khai trên màn hình của hệ thống VCIS. Sau đó, hải quan sẽ sử dụng nghiệp vụ CKO hoặc nghiệp vụ CEE để tiếp tục xử lý, thông báo các phương án tới người khai.
Với người khai hải quan, sau công đoạn xử lý của cơ quan hải quan thì sẽ:
+ Nhận phản hồi của hệ thống về kết quả phân luồng, địa điểm, hình thức, mức độ kiểm tra thực tế hàng hoá;
+ Nộp hồ sơ giấy để cơ quan hải quan kiểm tra chi tiết hồ sơ; chuẩn bị các điều kiện để kiểm thực tế hàng hoá;
+ Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về thuế, phí, lệ phí (nếu có).
Bước 5: Khai sửa đổi, bổ sung trong thông quan:
Việc khai sửa đổi, bổ sung trong thông quan được thực hiện từ sau khi đăng ký tờ khai đến trước khi thông quan hàng hoá.
Để thực hiện khai bổ sung trong thông quan, người khai hải quan sử dụng nghiệp vụ EDD gọi lại thông tin tờ khai xuất khẩu (EDA) trong trường hợp khai sửa đổi, bổ sung lần đầu, hoặc thông tin khai xuất khẩu đã được sửa đổi (EDA01) trong trường hợp khai sửa đổi, bổ sung từ lần thứ 2 trở đi.
Như vậy có thể thấy, dù doanh nghiệp làm thủ tục hải quan hàng hoá cho hoạt động xuất khẩu hay nhập khẩu cũng cần nắm rất chắc các quy định của hải quan.
Nếu bạn còn thắc mắc hay mong muốn hồ sơ của doanh nghiệp mình có thể được xét duyệt nhanh chóng; hạn chế rủi ro thiếu sót thì hãy liên hệ ngay với Hưng Phát ngay hôm nay.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm hiểu ngay dịch vụ uỷ thác xuất nhập khẩu hàng hoá của Trường Thành và sử dụng cho doanh nghiệp mình.
Với kinh nghiệm hơn 12 năm trong lĩnh vực logistics, khai báo, làm thủ tục hải quan hàng hoá, đội ngũ thực hiện của Hưng Phát sẽ giúp quý doanh nghiệp thực hiện hồ sơ thông quan hàng hoá một cách đơn giản, nhanh chóng nhất.